Thi thăng hạng giáo viên: 6 quy định mới nhất cần biết
Lượt xem:
1. Không bắt buộc giáo viên phải thi thăng hạng
Khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010 nêu rõ:
Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều này, giáo viên được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Do đó, nếu đơn vị sự nghiệp công lập chưa có nhu cầu, giáo viên chưa đủ điều kiện hoặc không có nhu cầu được thăng hạng và đang làm ở chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của mình thì không nhất định phải thi thăng hạng
2. Giáo viên phải đáp ứng điều kiện nào để được thi thăng hạng?
Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT quy định, giáo viên thi thăng hạng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh ở hạng đăng ký thi;
– Được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi;
– Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi;
– Có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp;
– Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
– Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng hạng đăng ký khác nhau.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
– Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi thăng hạng;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
– Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức;
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi thăng hạng. Viên chức được miễn thi ngoại ngữ, tin học thì được coi là đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học.
– Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi thăng hạng.
- Viên chức trước khi tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác tại vị trí việc làm có yêu cầu trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, có đóng BHXH và thời gian này được làm căn cứ xếp lương ở chức danh hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng hiện giữ.
- Thời gian tương đương này phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh hạng dưới liền kề so với hạng dự thi tính đến ngày hế hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng
3. Nội dung, trình tự tổ chức thi thăng hạng của giáo viên
Theo Điều 39 Nghị định 115, hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng được quy định như sau:
STT |
Hình thức thi |
Nội dung thi |
Thời gian |
1 |
Môn kiến thức chung |
||
Trắc nghiệm |
60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi | 60 phút | |
2 |
Ngoại ngữ |
||
Trắc nghiệm |
30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi quyết định | 30 phút | |
3 |
Tin học |
||
Trắc nghiệm |
30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi | 30 phút | |
4 |
Môn nghiệp vụ chuyên ngành |
||
Thăng hạng I |
Thi viết đề án |
Theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi với thang điểm 100 cho mỗi bài thi | 08 tiếng |
Bảo vệ đề án |
tối đa 30 phút | ||
Thăng hạng II |
Thi viết |
Theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100; | 180 phút |
Thăng hạng III |
Thi viết |
Theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100 | 120 phút |
Riêng ngoại ngữ, giáo viên dự thi đăng ký thi một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định.
Đồng thời, các trường hợp miễn thi ngoại ngữ, tin học được nêu cụ thể tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020 như sau:
Miễn ngoại ngữ |
Miễn tin học |
– Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
– Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số; – Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ so với trình độ trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi; – Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận. |
Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin. |
4. Giảm điều kiện chọn người trúng tuyển kỳ thi thăng hạng
Để được xác định là người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 40 Nghị định 115/2020 như sau:
– Có số câu trả lời đúng từ 50% trở lên cho từng môn thi trừ trường hợp miễn thi.
– Có tỏng kết quả điểm bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành đạt từ 50 điểm trở lên. Riêng thăng lên hạng I thì phải đạt từ 100 điểm trở lên, trong đó điểm viết đề án và bài thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên).
– Lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng được giao. Nếu có 02 người trở lên có tổng điểm môn thi nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Viên chức là nữ;
- Viên chức là người dân tộc thiểu số;
- Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
- Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn.
Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
5. Sau khi thi thăng hạng, lương, phụ cấp giáo viên tính thế nào?
Sau khi trúng tuyển kỳ thi thăng hạng, giáo viên được bổ nhiệm vào hạng chức danh cao hơn liền kề với chức danh trước đây giữ. Về việc xếp lương, phụ cấp sau khi thăng hạng, giáo viên được xếp theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Cụ thể:
– Chưa hưởng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung: Xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất với hạng mới;
– Tổng hệ số lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ lớn hơn bậc cuối cùng trong hạng mới: Xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong hạng mới. Ngoài ra, còn được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu.
Do đó, tùy vào việc đã hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung chưa và hệ số lương hiện hưởng để xếp mức lương mới theo quy định.
6. Biểu phí thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Đơn vị: đồng/thí sinh/lần
STT |
Quy mô, số lượng thí sinh |
Mức lệ phí (Căn cứ Thông tư 228/2016/TT-BTC) |
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I |
||
1 |
Dưới 50 thí sinh | 1.400.000 |
2 |
Từ 50 – dưới 100 thí sinh | 1.300.000 |
3 |
Từ 100 thí sinh trở lên | 1.200.000 |
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III |
||
1 |
Dưới 100 thí sinh | 700.000 |
2 |
Từ 100 – dưới 500 thí sinh | 600.000 |
3 |
Từ 500 thí sinh | 500.000 |
4 |
Thi phúc khảo | 150.000 |